1. Mái nhà truyền thống
Ở miền Bắc có mái tranh, mái rơm – rạ, mái cọ… còn miền Nam sử dụng nhiều lá dừa để lợp mái. Kết cấu khung mái là tre, gỗ với những liên kết mộng, chốt, hay thậm chí buộc bằng lạt tre (ở miền Bắc) hay dây dừa (ở miền Nam)… Những mái nhà nguyên sơ này vẫn còn tồn tại ở nhiều vùng quê Việt Nam ngày nay.
Mái nhà tiếp theo chính là mái ngói đất nung. Mái ngói đã trở thành một hình ảnh điển hình trong kiến trúc truyền thống Việt Nam. Mái ngói cùng hệ kết cấu khung gỗ là một sự kết hợp tuyệt vời của vật liệu với vật liệu, của kiến trúc và điêu khắc. Mái nhà dân gian có bốn mái hoặc hai mái, các công trình nhà ở quy mô nhỏ thường là hai mái. Tuỳ từng loại công trình mà mái ngói đi kèm với những chi tiết trang trí khác ở bờ nóc, bờ chảy, đầu đao, diềm mái... Nhiều hình tượng và những ước mơ, khát vọng của con người được lồng ghép vào những chi tiết trang trí trên mái hay ở hệ khung vì kèo gỗ.
2. Mái nhà hiện đại
Tùy theo môi trường cảnh quan, các diện của mái thường quanh quẩn theo hình thức hai mái, nhưng đã được xử lý. Những kiểu hai, ba mái đôi theo nhiều phương đa dạng, làm nên chất thơ cho “chiếc nón” của ngôi nhà. Mái cũng không còn liên tục và dày khít như trước kia. Trên khoảng mái rộng để chừa lại một ô vuông đủ lớn để đón ánh nắng mặt trời cho sân phơi trên tầng áp mái.
Đăng nhận xét