Công tác cốp pha là công tác tiên phong trong việc tạo hình kết cấu bê tông cốt thép cho những công trình vĩnh cữu.
Cốp pha ảnh hưởng nhiều đến thời gian thi công, đến chi phí chất lượng công trình. Nhiều nhà thiết kế chỉ quan tâm đến việc lựa chọn kết cấu công trình sao cho chi phí về vật liệu bêtông và sắt thép hạ nhất, mà không chú trọng đến yếu tố cốp pha và biện pháp đúc bêtông công trình.
Do hiện nay có một số công trình chưa coi trọng công tác cốp pha nên dẫn đến sự sập đổ khi đang thi công, gây ra không ít thiệt hại về người lao động cũng như chi phí đầu tư. Cho nên khi xây dựng một công trình cốp pha thì phải đáp ứng được các yêu cầu cần thiết như sau :
- Vững chắc, ổn định để chịu được lực khi thực hiện công trình
- bê tông cốt thép
- Bền vững, có thể sử dụng được nhiều lần nhằm giảm thiểu chi phí,
- Nhẹ nhàng và tiện dụng để giảm bớt chi phí nhân công trong việc lắp ráp và tháo gỡ.
Chức năng cốp pha
Cốp pha có hai chức năng chủ yếu:
- Một là chống lực đẩy của bêtông ướt và đảm bảo kích thước hình học theo thiết kế của cấu kiện bêtông;
- Hai là quyết định chất lượng bề mặt bêtông.
Phân loại
Phân loại theo công năng và dạng kết cấu bê tông thành phẩm:
1. cốp pha chịu lực
2.Cốp pha tạo hình.
Phân loại theo chất liệu thì có cốp pha nhôm, cốp pha định hình (thép định hình), cốp pha panel, cốp pha lõi gỗ,…
Thành phần cốp pha bao gồm: ván mặt, sườn cứng và các phụ kiện liên kết. Đối với cốp pha lõi gỗ, ván mặt thông thường là ván ép phủ keo, phủ polypropylene hoặc ván ép phủ phim.
Đăng nhận xét